Trong bài viết này, Vietphil247 muốn giúp bạn tìm hiểu rõ về khái niệm mã vạch
Mã vạch thường xuất hiện rất phổ biến trên bao bì sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Mã vạch được dùng để giúp mọi người nhận biết về xuất xứ và tra cứu các thông tin quan trọng về sản phẩm thông qua các thiết bị quét mã vạch. Tuy nhiên, nhiều người cũng chỉ biết đó là mã vạch mà vẫn chưa thực sự hiểu về nó. Vậy nên, để hiểu hơn về chúng, bạn có thể tham khảo các thông tin quan trọng tại bài viết dưới đây.
Contents
1. Mã vạch là gì? Khái niệm về mã vạch
Mã vạch là sự thể hiện thông tin của sản phẩm, hàng hóa, bằng các dạng khác nhau trên bề mặt mà các loại máy móc có khả năng đọc được. Có thể sử dụng máy đọc mã vạch, hay còn gọi là thiết bị quét quang học hoặc các phần mềm chuyên biệt để thực hiện quét mã vạch.
Theo định nghĩa, mã vạch (Barcode) là cách lưu trữ và truyền tải thông tin của sản phẩm, hàng hóa thông qua một loại ký hiệu được gọi là ký mã vạch (Barcode Symbology). Ký mã vạch cũng có thể được gọi tắt là mã vạch. Chúng là một tổ hợp bao gồm các vạch thẳng và khoảng trắng để biểu diễn ký hiệu, mẫu tự và các con số. Người ta thường dựa vào sự thay đổi của độ rộng vạch đen và khoảng trắng để biểu diễn thông tin chữ số hoặc nội dung dưới dạng máy có khả năng đọc được.
Máy quét mã vạch sẽ thu nhận mã số mã vạch. Nó sẽ nhận hình ảnh của mã vạch đã được in trên bề mặt sản phẩm, hàng hóa và chuyển các thông tin có trong mã vạch đến điện thoại, máy tính hoặc các thiết bị khác cần thiết. Máy quét mã vạch thông thường sẽ có một nguồn sáng và thấu kính nhằm mục đích hội tụ ánh sáng lên trên mã vạch. Sau đó, ánh sáng sẽ được phản xạ về một cảm quang để chuyển hóa tín hiệu ánh sáng trở thành tín hiệu điện. Bên cạnh đó, nhiều loại máy quét mã vạch khác còn có thêm mạch điện xử lý tín hiệu. Máy tính sẽ nhận được tín hiệu kết nối phù hợp từ tín hiệu đã thu được từ cảm quang.
Ý nghĩa mã vạch
Có thể thấy, mã vạch đã trở thành mộ ký hiệu quen thuộc. Chúng xuất hiện ở hầu hết trên các sản phẩm hiện đang lưu hành trên thị trường. Tuy nhìn thấy nhiều nhưng lại có rất ít người hiểu hết về chúng bởi vì hầu như không ai quan tâm đến nó. Khi được hỏi, mọi người chỉ biết đó là mã vạch. Còn những con số, ký hiệu xuất hiện trên đó thì lại ít ai biết.
Thực chất, mã vạch cũng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Tùy thuộc vào dạng thức và dung lượng thông tin mà chúng sẽ được mã hóa và chia ra làm nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, các dạng mã vạch thông dụng thường được sử dụng nhiều hiện nay đó là UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5… Bên cạnh đó cũng có thêm các loại mã vạch khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
UPC
UPC là tên viết tắt của cụm từ Universal Product Code. Đây là một loại ký hiệu mã vạch đã có từ năm 1973 dành cho ngành công nghiệp thực phẩm. Nó được sử dụng để gán mã số sao cho các sản phẩm không bị trùng lặp.
UPC gồm có 2 thành phần bao gồm phần số mà con người có thể đọc được và phần mã vạch mà máy có thể đọc được. UPC bao gồm 12 ký số và không bao gồm ký tự. Nó được sử dụng để nhận biết sản phẩm tiêu dùng riêng biệt.
- Ký số đầu tiên: Là số 0, được gọi là Family Code hoặc gọi là ký số hệ thống. Nó thuộc phạm vi 7 con số định rõ chủng loại và ý nghĩa của sản phẩm bao gồm:
2 – Các sản phẩm tự nhiên như thịt và nông sản
3 – Thuốc hoặc mặt hàng liên quan đến y tế
4 – Dành cho người bán lẻ sử dụng
5 – Phiếu lĩnh hàng hóa
0, 6, 7 – Các loại mặt hàng khác
- Năm ký số thứ 2 tượng trưng là 12345 dùng để chỉ người bán, mã doanh nghiệp hoặc mã của nhà sản xuất. Chỉ cần biết được 5 ký số này thì có thể biết được xuất xứ của hàng hóa hiện đang được lưu thông trên thị trường.
- Năm ký số kế tiếp được dành cho người bán. Họ sẽ tự tạo ra 5 ký số này để mã hóa cho sản phẩm.
- Ký số cuối là số 5. Nó được dùng để kiểm tra, xác nhận tính chính xác của toàn bộ UPC.
Hiện nay, UPC được phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D, UPC-E. Trong đó, phiên bản chuẩn của UPC được đánh giá là UPC-A. Còn những phiên bản khác sẽ dựa vào những yêu cầu của ngành công nghiệp khác nhau để phát triển theo những cách khác nhau.
EAN
EAN là từ viết tắt của European Article Number. Loại mã vạch này được xem là bước phát triển của UPC. Xét về cách mã hóa, EAN cũng giống như UPC. Tuy nhiên, về dung lượng, EAN chứa 13 ký tự. Trong đó, 2 hoặc 3 số đầu tiên biểu thị cho nước xuất xứ, hay còn gọi là ký số “mốc”. Nó chính là mã quốc gia cho sản phẩm đã được tổ chức EAN quốc tế cấp. Trong đó:
- 3 ký số đầu là mã quốc gia.
- 9 ký số tiếp theo được chia làm 2 cụm bao gồm 4, 5 hoặc 6 ký số là cụm nhà sản xuất và các ký số còn lại là mã mặt hàng.
- Ký số cuối cùng để kiểm tra tính chính xác của toàn bộ số EAN.
EAN được phát triển dựa trên mã quốc gia nên nó thường được sử dụng cho các sản phẩm lưu thông trên toàn cầu. Vậy nên, tại Việt Nam, để sản phẩm được sử dụng mã EAN thì doanh nghiệp đó phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam (EAN Việt Nam) để được cấp mã số doanh nghiệp.
Code 39
Dù hai loại mã vạch UPC và EAN có tính chuyên nghiệp và được sử dụng rộng rãi trên quốc tế. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là chỉ có khả năng mã hóa số mà không thể mã hóa được chữ.
Vậy nên, Code 39 được phát triển sau và là ký hiệu chữ và số thông dụng hiện nay. Nó có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn nhờ vào việc không có chiều dài cố định như UPC hay EAN. Chính vì vậy, Code 39 là mã vạch có tính linh hoạt và được sử dụng nhiều trong sản xuất và bán lẻ. Bộ ký tự trong Code 39 bao gồm các ký số từ 0 đến 9, các chữ hoa và các ký hiệu đặc biệt khác. Nhiều tổ chức đã lựa chọn loại mã vạch này để làm chuẩn công nghiệp cho các sản phẩm của mình.
Interleaved 2 of 5
Interleaved là loại mã vạch chỉ có khả năng mã hóa được các ký số. Nó không thể mã hóa được ký tự. Loại mã vạch này có ưu điểm đó là có khả năng thay đổi độ dài và được nén cao. Nhờ vậy, nó có thể lưu trữ được nhiều thông tin hơn.
2. Mã vạch của các nước trên thế giới
Để nhận biết sản phẩm này được sản xuất từ quốc gia nào, ta có thể dựa vào mã số sản phẩm hay mã số mã vạch UPC được in trên bao bì. Để biết được mã vạch Việt Nam cũng như mã vạch của các quốc gia trên thế giới, bạn có thể tra cứu tại bảng dưới đây:
Mã vạch | Quốc gia | Mã vạch | Quốc gia |
000 – 019 | GS1 Mỹ (United State) USA | 622 | GS1 Ai Cập (Egypt) |
020 – 029 | Phân phối giới hạn, thường chỉ cấp để sử dụng nội bộ | 624 | GS1 Libya |
030 – 039 | GS1 Mỹ | 625 | GS1 Jordan |
040 – 049 | Phân phối giới hạn, thường chỉ cấp để sử dụng nội bộ | 626 | GS1 Iran |
050 – 059 | Phiếu giảm giá (Coupons) | 627 | GS1 Kuwait |
060 – 139 | GS1 Mỹ | 628 | GS1 Saudi Arabia |
200 – 299 | 029 Phân phối giới hạn, thường chỉ cấp để sử dụng nội bộ | 629 | GS1 Tiểu Vương Quốc Ả Rập (Emirates) |
300 – 379 | GS1 Pháp | 640 – 649 | GS1 Phần Lan (Finland) |
380 | GS1 Bulgaria | 690 – 695 | GS1 Trung Quốc (China: 690, 691, 692, 693, 694, 695) |
383 | GS1 Slovenia | 700 – 709 | GS1 Na Uy (Norway) |
385 | GS1 Croatia | 729 | GS1 Israel |
387 | GS1 BIH (Bosnia-Herzegovina) | 730 – 739 | GS1 Thụy Điển (Sweden) |
400 – 440 | GS1 Đức | 740 | GS1 Guatemala |
455 – 459 và 490 – 499 | GS1 Nhật Bản | 741 | GS1 El Salvador |
460 – 469 | GS1 Liên Bang Nga | 742 | GS1 Honduras |
470 | GS1 Kurdistan | 743 | GS1 Nicaragua |
471 | GS1 Đài Loan | 744 | GS1 Costa Rica |
474 | GS1 Estonia | 745 | GS1 Panama |
475 | GS1 Latvia | 746 | GS1 Cộng hòa Đô mi nic (Dominican Republic) |
476 | GS1 Azerbaijan | 750 | GS1 Mexico |
477 | GS1 Lithuania | 754 – 755 | GS1 Canada |
478 | GS1 Uzbekistan | 759 | GS1 Venezuela |
479 | GS1 Sri Lanka | 760 – 769 | GS1 Thụy Sĩ (Switzerland) |
480 | GS1 Philippines | 770 | GS1 Colombia |
481 | GS1 Belarus | 773 | GS1 Uruguay |
482 | GS1 Ukraine | 777 | GS1 Bolivia |
484 | GS1 Moldova | 779 | GS1 Argentina |
485 | GS1 Armenia | 780 | GS1 Chi lê (Chile) |
486 | GS1 Georgia | 784 | GS1 Paraguay |
487 | GS1 Kazakhstan | 786 | GS1 Ecuador |
500 – 509 | GS1 Anh Quốc – Vương Quốc Anh (UK) | 789 – 790 | GS1 Brazil |
520 | GS1 Hy Lạp (Greece) | 800 – 839 | GS1 Ý (Italy) |
528 | GS1 Li băng (Lebanon) | 840 – 849 | GS1 Tây Ban Nha (Spain) |
529 | GS1 Đảo Síp (Cyprus) | 850 | GS1 Cuba |
530 | GS1 Albania | 858 | GS1 Slovakia |
531 | GS1 MAC (FYR Macedonia) | 859 | GS1 Cộng hòa Séc |
535 | GS1 Malta | 865 | GS1 Mongolia |
539 | GS1 Ireland | 867 | GS1 Bắc Triều Tiên (North Korea) |
540 – 549 | GS1 Bỉ và Lúc xăm bua (Belgium & Luxembourg: 540, 541, 542, 543, 544, 545, 546, 547, 548, 549) | 868 – 869 | GS1 Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) |
560 | GS1 Bồ Đào Nha (Portugal) | 870 – 879 | GS1 Hà Lan (Netherlands) |
569 | GS1 Iceland | 880 | GS1 Hàn Quốc (South Korea) |
570 – 579 | GS1 Đan Mạch (Denmark: 570, 571, 572, 573, 574, 575, 576, 577, 578, 579 | 884 | GS1 Campuchia (Cambodia) |
590 | GS1 Ba Lan (Poland) | 885 | GS1 Thái Lan (Thailand) |
599 | GS1 Hungary | 888 | GS1 Singapore |
600 – 601 | GS1 Nam Phi (South Africa) | 890 | GS1 Ấn Độ (India) |
603 | GS1 Ghana | 893 | GS1 Việt Nam |
608 | GS1 Bahrain | 899 | GS1 Indonesia |
609 | GS1 Mauritius | 900 – 919 | GS1 Áo (Austria) |
611 | GS1 Ma Rốc (Morocco) | 930 – 939 | GS1 Úc (Australia) |
613 | GS1 An giê ri (Algeria) | 940 – 949 | GS1 New Zealand |
616 | GS1 Kenya | 950 | GS1 Global Office |
618 | GS1 Bờ Biển Ngà (Ivory Coast) | 955 | GS1 Malaysia |
619 | GS1 Tunisia | 958 | GS1 Macau |
621 | GS1 Syria |
Kết luận
Thông qua mã vạch, mọi người đều có thể truy xuất ra nguồn gốc, xuất xứ và thông tin của hàng hóa từ bất kỳ đâu trên thế giới. Nhờ vậy, bạn sẽ nhận biết được về mặt chất lượng sản phẩm và tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Mong rằng thông qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về mã vạch và các tra cứu mã vạch Việt Nam cũng như mã vạch các nước trên thế giới dễ dàng hơn.
—————-
Có thể bạn cần dịch vụ vận chuyển quốc tế:
Gửi hàng đi Phillippines chỉ 85k/kg
—————-