Tìm Hiểu Về Master Bill Và House Bill

Master BillHouse Bill đều là các chứng từ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế bằng đường biển.

Một trong những câu hỏi liên quan đến vận đơn đường biển mà nhiều người thắc mắc đó là về Master BillHouse Bill. Khi biết được các thông tin cơ bản của hai loại vận đơn này sẽ giúp cho nhiều người, đặc biệt là những người mới bước chân vào nghề xuất nhập khẩu tránh được những bỡ ngỡ về thủ tục hải quan. 

Contents

1. Master Bill là gì? Khái niệm đúng về Master Bill

Master Bill là gì
Master Bill là gì

Vận đơn đường biển do hãng tàu phát hành được gọi là Master Bill of Lading, hay còn gọi là vận đơn chủ, viết tắt là MBL hoặc MB/L. Tên đầu trang của vận đơn, bạn sẽ thấy xuất hiện tên và Logo hãng tàu. Khi đã quen dần, việc nhận biết các hãng tàu sẽ trở nên rất dễ dàng. Một số hãng tàu phổ biến tại cảng biển Việt Nam hiện nay có thể kể đến như SITC, OOCL, MCC, Yang Ming,… Một Master Bill chỉ được phát hành cho một lô hàng bao gồm nhiều liên (cùng nội dung).

Người gửi trên Master Bill thường sẽ là Công ty giao nhận vận tải của nước xuất khẩu. Còn Công ty giao nhận vận tải nước nhập khẩu sẽ được ghi ở địa chỉ người nhận. Thông thường, hai công ty này sẽ có mối liên hệ với nhau, hoặc cũng có thể là công ty mẹ con.

Trên vận đơn, các bên được đứng tên bao gồm:

Forwarder nước xuất khẩu => Hãng tàu => Forwarder nước nhập khẩu.

2. House Bill là gì? Khái niệm đúng về House Bill

House Bill là gì
House Bill là gì

Vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải phát hành thường được gọi là House Bill of Lading, hay còn gọi là vận đơn nhà. Nó được gọi là House Bill, viết tắt là HBL hoặc HB/L.

HBL ở nước ngoài có thể do công ty vận chuyển NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) phát hành. Tuy nhiên, loại hình này ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện nên thường HBL thường sẽ do Forwarder cấp.

Công ty giao nhận sẽ tiến hành HBL cho khách hàng sau khi người gửi đã đóng và giao hàng hóa cho công ty, hoàn tất thủ tục và nộp một số phí liên quan. Người gửi hàng trên HBL thường là người xuất khẩu. Người nhận hàng sẽ là người nhập khẩu. Có thể thay bằng người được ủy quyền của người gửi và người nhận trong một số trường hợp cần thiết. Với House Bill, hàng hóa sẽ được giao theo trình tự:

Nhà xuất khẩu => Công ty giao nhận => Nhà nhập khẩu

3. Phân biệt giữa Master Bill và House Bill

So sánh Master bill và House bill
So sánh Master bill và House bill

Điền giống nhau giữa Master BillHouse Bill là đều là hai vận đơn đường biển có hình thức và tác dụng giống nhau. Tuy nhiên, nó cũng sẽ có một số điểm khác nhau:

 Master BillHouse Bill
Hình thứcCó hình Logo hãng tàuCó hình Logo công ty Forwarder
Bên phát hànhHãng tàuForwarder
Điều chỉnh mối quan hệNgười vận chuyển thực tế (chủ tàu) và người đặt chỗ trên tàu (có thể là người xuất khẩu thực tế hoặc Forwarder)Người chủ hàng (Real Shipper) và người trung gian (Forwarder)
Tác độngChịu tác động của quy tắc Hamburg, Hague,…Không chịu tác động của bất kỳ quy tắc nào
Tính dễ dàng chỉnh sửa Bill gốcKhó chỉnh sửa hơnDễ chỉnh sửa hơn
Rủi ro cho người chủ hàngRủi ro ít hơnRủi ro nhiều hơn
Chữ kýCó 1 dấu và 1 chữ kýCó thể có 2 dấu và 2 chữ ký
Nơi đếnGhi cảng đến (Port)Ghi nơi nhận hàng (có thể là kho bãi của công ty Forwarder)

Chính vì sự khác nhau này cũng như một số lợi ích vượt trội hơn của House Bill mà nhiều công ty xuất nhập khẩu lựa chọn HBL nhiều hơn là lấy Direct MBL. Ngoài ra, công ty xuất nhập khẩu còn có thể được Backdate HBL nếu lấy HBL. Nhờ vậy, các chứng từ xuất trình lên ngân hàng theo LC diễn ra nhanh chóng hơn, người xuất khẩu cũng sẽ nhanh nhận được tiền hơn. 

4. Một số lưu ý về Master Bill và House Bill

  • Không phải lúc nào cũng cần phân biệt Master BillHouse Bill vì không phải lô hàng nào cũng có hai loại vận đơn này. Có một vài trường hợp, chủ hàng sẽ trực tiếp làm việc với hãng tàu mà không cần qua Forwarder. Hoặc có thể nhờ Forwarder book hộ nhưng chủ hàng vẫn sẽ là người đứng tên trên Bill. Lúc này, sẽ không có HBL mà hãng tàu sẽ trực tiếp cung cấp MBL cho chủ hàng.
  • Có một số trường hợp sẽ có một MBL và nhiều HBL với một lô hàng. Đó thường là trường hợp ghép hàng lẻ vào chung một Container. Khi nguyên Container được vận chuyển trên hãng tàu, một Forwarder sẽ gom hàng lẻ HBL cho mỗi lô. Một Forwarder khác nhận hàng và cấp một HBL cho lô hàng mà mình vừa nhận vận chuyển. Lúc này, sẽ xuất hiện Bill nối (B/L) và nhiều lệnh nối (D/O).
  • Hoặc trường hợp khác đó là Forwarder vận chuyển nhiều lô hàng của các chủ hàng khác nhau đi trên cùng một chuyến tàu. Vậy nên, Forwarder chỉ là 1 MBL với hãng tàu để tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn cấp nhiều HBL.

Trên đây là những thông tin cần thiết bạn nên biết về Master BillHouse Bill. Mỗi loại Bill đều sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế. Vậy nên, tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể lựa chọn loại Bill sao cho phù hợp.

—————-

Có thể bạn quan tâm dịch vụ vận chuyển quốc tế của Vietphil247

Gửi hàng đi Phillippines chỉ 85k/kg

Gửi hàng quốc tế giá rẻ

—————-

DMCA.com Protection Status
zalo
0986518949
Scroll to Top