Procurement là gì? Dạo gần đây thì khối ngành Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng trở nên vô cùng “hot”. Hot bởi vì đây là ngành mà nước ta đang chú trọng phát triển hiện nay, nguồn nhân lực có trình độ đang còn thiếu rất nhiều, lương thưởng trong ngành so với mặt bằng chung rất cao,… Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu một mảng trong Logistics chính là Procurement. Vậy Procurement là gì? Hồi sau sẽ rõ.
Contents
Procurement là gì?
Theo từ điển Anh-Việt, Procurement có nghĩa là mua lại. Trong cơ cấu của một nhà hàng, khách sạn, thì Procurement là chỉ những người chịu trách nhiệm quản lý chi phí mua nguyên vật liệu, thiết bị, bàn ghế, đồ đạc phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất.
Theo nghĩa rộng hơn, Procurement bao gồm quá trình lập kế hoạch, phát triển các chiến lược mua sắm và duy trì các hoạt động mua sắm, được gọi chung là Procurement. Đối tượng của hoạt động “thu mua” ở đây có thể là nguyên vật liệu hoặc dịch vụ cần thiết để sản xuất thành phẩm, thiết bị cần thiết cho quá trình sản xuất, hoặc hàng hóa hoặc dịch vụ cần thiết để duy trì hoạt động của công ty.
Quy trình của procurement bao trùm các hoạt động sau
Sau khi đã biết procurement là gì, vietphil247.vn gửi đến bạn quy trình của procurement.
-
Planning: Lên các kế hoạch mua hàng,
-
Sourcing: Tìm kiếm những nguồn hàng,
-
Supplier Selection: Lựa chọn nhà cung ứng,
-
Negotiation: Đàm phán về giá cả và các điều khoản,
-
Transaction and Contract management: Ký kết hợp đồng và Chuyển giao,
-
Supplier Performance Management: Đo lường hiệu quả của nhà cung ứng,
-
Supplier Sustainability Issues: Duy trì được sự ổn định của việc cung ứng.
Nhân viên Procurement đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một nhà hàng hoặc khách sạn. Việc chi tiêu hợp lý cho việc mua sắm sẽ có tác động mạnh đến chi phí dịch vụ và dẫn đến chi phí chuỗi cung ứng cao hơn.
Vai trò của procurement là gì?
Procurement chính là một phần của chiến lược và là cơ sở cho các hoạt động tiếp theo của công ty. Quá trình tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu trực tiếp quyết định sự thành bại của các hoạt động khác của công ty.
Nếu giá mua đầu vào cao hơn lợi nhuận bán thì tổ chức không thể tồn tại và việc bán sản phẩm là không thực tế.
Một số nguyên tắc của procurement
Nguyên tắc mua hàng cơ bản nhất là mua hàng với giá ưu đãi nhất, chất lượng đảm bảo nhất để tạo ra lợi nhuận cao nhất cho công ty. Đây là một trong những điều mà nhà tuyển dụng cần người Procurement làm để giữ cho chi phí hoạt động ở mức thấp nhất có thể.
Để giúp bạn chọn nhà cung cấp tốt nhất, phân tích mua hàng là một trong những công cụ hữu ích. Dữ liệu này được tổng hợp dựa trên nhiều chiều: từ nhu cầu cụ thể của công ty và sự sẵn có của thị trường để giúp tổng hợp và đưa ra quyết định mua hàng chính xác.
Cần đảm bảo tính khách quan và chính xác của số liệu khi mua hàng. Để quản lý điều này, các công ty thường xây dựng các quy tắc thủ tục và yêu cầu nhân viên thu mua thực hiện chúng. Cách tiếp cận áp dụng các quy tắc và thủ tục có sẵn vừa tạo điều kiện mua hàng vừa hạn chế các yêu cầu và đơn đặt hàng không quan trọng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa purchasing và procurement là gì?
Khi nói đến tìm nguồn cung ứng, chúng ta thường sử dụng các thuật ngữ purchasing và procurement thay thế cho nhau. Vậy theo bạn hai thuật ngữ này có giống nhau không?
Câu trả lời là không! Trong thực tế thì hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Cả hai đều có phạm vi hoạt động và chức năng khác nhau.
Nếu procurement có một chức năng chiến lược, thì purchasing chỉ là một quá trình chiến thuật để đạt được hiệu quả mua sắm tối đa.
Procurement có phạm vi hoạt động lớn hơn purchasing. Nó sẽ bao gồm tất cả các hoạt động trước mua hàng, trong và sau mua hàng. Còn đối với purchasing thì chỉ là chức năng giao dịch của procurement. Có thể nói purchasing là một tập hợp con của procurement.
Bây giờ bạn đã hiểu sự khác biệt giữa procurement và purchasing chưa? Mọi người tránh đừng để nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này.
Procurement là gì? Một số việc làm mảng procurement
Procurement có thể mang lại cho bạn nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, cụ thể như sau:
Procurement Executive
Nhân viên mua sắm chịu trách nhiệm giám sát chiến lược và kế hoạch mua sắm của công ty. Điều này xác định nhu cầu kinh doanh và thiết lập một quy trình đánh giá, đấu thầu với các nhà cung cấp để tìm ra các nguồn cung ứng đáp ứng các yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ.
Senior Manager Procurement
Với vai trò này, bạn có trách nhiệm hỗ trợ các nhà Procurement Manage trong việc phát triển và thực hiện các kế hoạch mua hàng. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ thúc đẩy hiệu quả mua sắm, quản lý nhà cung ứng và các rủi ro liên quan đến những nhà cung ứng này, quản lý hợp đồng mua hàng để tối ưu hóa chi phí và đạt được hiệu quả kinh doanh.
Procurement Specialist
Các chuyên gia thu mua cần đảm bảo các nguyên vật liệu và dịch vụ mà họ cần để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình. Hàng hóa được mua từ một nhà cung cấp có uy tín, tuân theo các điều khoản đã thỏa thuận trước đó. Đặc biệt, cần mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp thông qua việc thỏa thuận thời gian giao hàng và chi phí thu mua.
Ở vị trí này, chuyên gia thu mua cần nhạy bén cập nhật tình hình tin tức trên thị trường để chọn được nhà cung cấp tốt nhất cho doanh nghiệp.
Procurement Supervisor
Giám sát mua hàng chịu trách nhiệm quản lý các nhân viên mua hàng. Ngoài ra, hãy tập trung vào việc xây dựng chiến lược, mua hàng, tích cực làm việc với nhà cung cấp, quản lý hậu cần, phân tích chi phí, tìm cách giảm chi phí mua hàng.
Assistant Procurement Manager
Đây là vị trí trợ lý Giám đốc mua hàng có nhiệm vụ hỗ trợ Procurement Manager trong công việc quản lý các hoạt động thu mua và những nhiệm vụ khác theo phân công của Procurement Manager.
Procurement Manager
Trưởng phòng mua hàng là người sẽ đứng đầu bộ phận thu mua, chịu trách nhiệm quản lý quá trình mua hàng của doanh nghiệp. Đồng thời giám sát và chỉ đạo các hoạt động của toàn bộ bộ phận.
Tổng kết
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc procurement là gì, vai trò của procurement cũng như cơ hội nghề nghiệp của nó. Nếu yêu thích lĩnh vực xuất nhập khẩu, hãy tiếp tục theo dõi trang web vietphil247.vn để đọc thêm những bài viết bổ ích khác nhé. Nếu quan tâm đến dịch vụ vận chuyển quốc tế, hãy liên hệ ngay Vietphil247. Chúc các bạn thành công!