Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Những vấn đề trong quản trị chuỗi cung ứng

Những kỳ tuyển sinh đại học trong tầm 5 năm trở lại đây thì ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng luôn là ngành có điểm số rất cao, được nhiều thí sinh tin tưởng đặt nguyện vọng. Vậy thì ngành quản trị chuỗi cung ứng là gì? Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại hot dạo gần đây, những vấn đề chính trong quản trị chuỗi cung ứng là những vấn đề nào. Đọc ngay bài viết sau để biết thông tin chi tiết nhé.

Contents

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là quản lý việc cung cầu cho toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần, bao gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động mua hàng, sản xuất và hậu cần. Việc quản lý đòi hỏi sự phối hợp giữa các đối tác trong một chuỗi cung ứng tích hợp để giữ cho khách hàng hài lòng.

Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa hóa tổng giá trị của chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này bao gồm khả năng phân phối, dự trữ, lao động và lưu kho trong khi giảm thiểu chi phí chuỗi cung ứng.

Ta có công thức sau: Giá trị chuỗi cung ứng = Giá trị khách hàng – Chi phí chuỗi cung ứng

Tầm quan trọng của việc quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng có thể được coi là “trụ cột” của ngành sản xuất và dịch vụ. Để phát triển khả năng sản xuất và bán hàng, doanh nghiệp phải nâng cao khả năng quản lý chuỗi cung ứng. Các lợi ích của việc tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bao gồm:

Giảm 25-60% lượng hàng tồn kho

Chuỗi cung ứng được quản lý tốt sẽ làm tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa, từ đó sẽ giảm chi phí lưu kho lãng phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đối với các sản phẩm đông lạnh như thủy sản, việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng chuỗi lạnh có thể giúp DN tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Nâng cao 30-50% khả năng cung ứng hàng hóa

Khi chuỗi cung ứng của doanh nghiệp vận hành trơn tru từ nguyên liệu nhập khẩu, phụ kiện, … đến sản xuất, vận chuyển thì việc cung cấp hàng hóa đến kênh phân phối sẽ đạt hiệu quả tốt, hạn chế tình trạng thừa / thiếu hàng hoặc giao hàng không kịp thời. Ngoài ra còn giúp cho việc dự báo và lập kế hoạch sản xuất chính xác hơn, giảm thiểu sai lệch so với thực tế, từ đó sẽ có thể giảm chi phí sản xuất một phần đáng kể cho doanh nghiệp.

quan ly chuoi cung ung 01
Quản lý chuỗi cung ứng

Các mô hình quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả

Mô hình quản lý chuỗi cung ứng đơn giản: Đây là mô hình quản lý chuỗi cung ứng trong đó một doanh nghiệp chỉ sử dụng đầu vào từ các nhà cung cấp, sau đó tự thực hiện tất cả các công việc, giai đoạn sản xuất và cuối cùng là phân phối hàng hóa cho khách hàng.

Mô hình quản lý chuỗi cung ứng phức hợp: Đây là mô hình quản lý chuỗi cung ứng trong đó một doanh nghiệp cần tìm nguồn cung cấp nhiều nguyên vật liệu khác từ nhiều nhà cung cấp (trực tiếp hoặc trung gian), những người này có thể gia công phần này hoặc bên kia cho các doanh nghiệp khác qua nhiều giai đoạn sản xuất (sản xuất gia công hoặc liên doanh ) để thu được sản phẩm cuối cùng.

Những vấn đề chính trong quản trị chuỗi cung ứng

Nền kinh tế thay đổi một cách nhanh chóng

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động hậu cần và vận chuyển hàng hóa trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia trên thế giới. Những thay đổi nhanh chóng của xu hướng kinh tế đòi hỏi chất lượng hàng hóa tốt hơn và thời gian vận chuyển nhanh hơn.

Luồng dữ liệu liền mạch

Vì SCM có thời hạn, dữ liệu đóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của cả chuỗi cung ứng. Tìm kiếm bộ công cụ phù hợp có thể tổ chức và so sánh đối chiếu dữ liệu từ hệ thống người tiêu dùng và nhà cung cấp một cách hiệu quả và tạo ra lộ trình thông tin phù hợp là một thách thức rất lớn.

Luồng dữ liệu liền mạch
Luồng dữ liệu liền mạch

Kiểm soát chi phí

Chi phí vận chuyển luôn ở mức cao và chiếm một phần lớn trong giá thành của một sản phẩm. Vì đảm bảo tuân thủ về chất lượng và thời gian đồng nghĩa với việc phát sinh nhiều chi phí.

Các công ty đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách bản địa hóa hàng loạt quy trình phân phối đến người dùng cuối. Điều này giúp cải thiện tính kinh tế theo quy mô.

Cấu hình mạng lưới phân phối

Mạng lưới phân phối bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nhu cầu khách hàng, sự thay đổi của trình độ sản xuất, sự lựa chọn nhà cung cấp mới và dòng sản phẩm mới. Người quản lý nên lựa chọn vị trí, sức chứa của kho và xác định sản lượng từng sản phẩm của từng nhà máy phù hợp.

quan ly chuoi cung ung 03
Cấu hình mạng lưới phân bố

Các chiến lược phân phối

Một chiến lược phân phối cần đảm bảo rằng nhà kho – điểm xuất phát – có thể cung cấp sản phẩm đến cửa hàng theo cách tốt nhất có thể về thời gian và chi phí, đồng thời cũng sẽ phải giữ cho lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu.

Kiểm soát tồn kho

Việc kiểm soát hàng tồn kho luôn phải được giữ ở mức tối thiểu để giảm thiểu chi phí kinh doanh mà vẫn đảm bảo chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, cũng nảy sinh một vấn đề là do nhu cầu của khách hàng thay đổi theo thời gian kéo theo việc doanh nghiệp cũng cần có đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu thay đổi tạm thời của khách hàng.

quan ly chuoi cung ung 02
Kiểm soát lượng tồn kho

Các hợp đồng cung ứng

Hợp đồng thiết lập một lực lượng ràng buộc giữa nhà cung cấp và người mua trong chuỗi cung ứng, trong đó các điều khoản như mặt hàng, giá cả, số lượng, thời gian giao hàng, hoàn trả, chất lượng, chiết khấu, v.v. sẽ được quy định.

Tích hợp giữa chuỗi cung ứng và hợp tác chiến lược 

Việc thiết kế và thực hiện một chuỗi cung ứng tối ưu tổng thể là rất khó do các mục tiêu khác nhau và mâu thuẫn của các bộ phận và đối tác khác nhau trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trong thị trường cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt như ngày nay, hầu hết các công ty không có lựa chọn nào khác; họ buộc phải tích hợp chuỗi cung ứng của mình và tham gia vào các hợp tác chiến lược.

Chiến lược sử dụng các nguồn lực bên ngoài và thu mua

Chiến lược chuỗi cung ứng không những chỉ liên quan đến việc điều phối các hoạt động khác nhau trong chuỗi mà còn quyết định những gì cần làm trong nội bộ và những gì nên mua từ bên ngoài. Các công ty cần xác định hoạt động sản xuất nào thuộc năng lực cốt lõi của họ cần được thực hiện nội bộ và sản phẩm hoặc thành phần nào không thuộc năng lực cốt lõi nên được lấy từ các nhà cung cấp bên ngoài.

Thiết kế sản phẩm

Thiết kế là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Rõ ràng, các thiết kế sản phẩm khi được làm mới có thể làm tăng hàng tồn kho hoặc chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, trước sự thay đổi biến động của nhu cầu thị trường, những thay đổi là điều không thể tránh khỏi và doanh nghiệp cần liên tục cập nhật tin tức trên thị trường để nắm được thị hiếu khách hàng.

quan ly chuoi cung ung 04
Thiết kế sản phẩm

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định và công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một công cụ quan trọng để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Hiện nay, với sự ra đời của các công nghệ mới, việc quản lý chuỗi cung ứng trở nên đơn giản hơn với dữ liệu lớn và cách thức xử lý.

Tổng kết

Hy vọng bài viết trên của vietphil247.vn đã có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc rằng quản trị chuỗi cung ứng là gì, tầm quan trọng của việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả cũng như những yếu tố quan trọng trong việc quản trị chuỗi cung ứng. Tiếp tục theo dõi trang web vietphil247.vn để đọc thêm những bài viết bổ ích khác nhé. Nếu quan tâm đến dịch vụ vận chuyển quốc tế, hãy liên hệ ngay Vietphil247. Chúc các bạn thành công!

DMCA.com Protection Status
zalo
0986518949
Scroll to Top