Sales contract là thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với dân xuất nhập khẩu nữa rồi. Sales contract dịch ra là hợp đồng thương mại, dùng khi phát sinh hoạt động giao lưu mua bán giữa các chủ thể khác nhau. Cụ thể sales contract là gì, cách đọc những nội dung của sales contract cũng như hướng dẫn cách làm sales contract thì hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết rõ hơn nhé.
Contents
Khái niệm về sales contract là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Sales Contract), hay còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương giữa 2 bên, là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, một trong số đó một bên được gọi là bên xuất khẩu (người bán) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu một tài sản cụ thể được gọi là hàng hóa cho một bên khác gọi là người nhập khẩu (người mua); người mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền
.
Ðịnh nghĩa trên đây nêu rõ:
Thực ra, bản chất của hợp đồng này là sự thoả thuận của các bên ký kết (các bên đương sự).
Chủ thể của hợp đồng là Người bán (bên xuất khẩu) và Người mua (bên nhập khẩu). Trụ sở kinh doanh của họ ở các quốc gia khác nhau. Người bán giao một giá trị nhất định, và đổi lại, người mua phải trả một khoản tương xứng (counter value) với giá trị được giao (Contract with consideration).
Đối tượng của hợp đồng này chính là tài sản; khi được bán, tài sản sẽ trở thành hàng hóa. Các mặt hàng này có thể là các mặt hàng cụ thể (Specific goods) hoặc các mặt hàng đồng loại (Generic goods).
Khách thể của hợp đồng này là chuyển quyền sở hữu cho hàng hóa (chuyển chủ hàng hóa). Đây được coi là sự khác biệt giữa hợp đồng cho thuê (vì hợp đồng cho thuê không dẫn đến việc chuyển chủ sở hữu) và với hợp đồng biếu tặng (vì hợp đồng biếu tặng không cân bằng giữa nghĩa vụ và quyền lợi).
Ðiều kiện hiệu lực của sales contract
Theo Điều 81 Bộ luật Thương mại Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực khi đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- (a) Chủ thể của hợp đồng là những người mua và bán phải có đầy đủ tư cách pháp lý.
- (b) Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hoá có thể mua và bán theo quy định của pháp luật.
- (c) Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải có các nội dung chủ yếu do pháp luật quy định.
- (d) Hình thức của hợp đồng phải là văn bản.
Dưới đây vietphil247.vn xin trích nội dung phân tích bốn (04) điều kiện trên.
Về điều kiện (a): chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Về phía Việt Nam, theo Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31/7/1998 phải là doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh (theo thủ tục thành lập doanh nghiệp) và đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Doanh nghiệp không được phép xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng bị cấm xuất nhập khẩu. Đối với hàng hóa được phép xuất nhập khẩu có điều kiện thì phải xin hạn ngạch (ví dụ hàng hóa thuộc diện nhà nước quản lý bằng hạn ngạch) hoặc được giấy phép (ví dụ hàng hóa thuộc diện nhà nước quản lý bằng giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) .
Đối với điều kiện (b), đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
Về điều kiện (c) nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản, mà theo Điều 50 Bộ luật Thương mại. Đó là:
– Tên hàng hoá;
– Số lượng hàng hoá;
– Quy cách chất lượng;
– Giá bán;
– Phương thức thanh toán;
– Địa điểm, thời gian giao nhận hàng hoá.
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận các nội dung, điều khoản bổ sung trong hợp đồng.
Về điều kiện (d), hình thức của hợp đồng phải là văn bản. Đó có thể là hợp đồng (hoặc thỏa thuận) có chữ ký của 2 bên hoặc cũng có thể là thư, điện tín, điện chữ, email, bao gồm:
Chào hàng + Chấp nhận việc chào hàng = Hợp đồng đã giao kết
hoặc
Đặt hàng + xác nhận đặt đơn hàng = Hợp đồng đã giao kết
Những nội dung trong hợp đồng sales contract
Trong hợp đồng Sales Contract – hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có hai phần chính: phần thứ nhất là phần trình bày và phần thứ hai là các điều khoản và điều kiện mà hai bên đưa ra.
Nội dung trong phần trình bày
Như đã nêu trong Hợp đồng Mua bán Quốc tế – Sales Contract sẽ nêu rõ các chi tiết cụ thể sau đây:
+ Contract No – số hợp đồng
+ Sales Contract được ký kết thời gian nào và địa điểm ở đâu
+ Thông tin về tên và địa chỉ của người bán và người mua
+ Danh sách các giải nghĩa trong hợp đồng
+ Cơ sở pháp lý cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – Sales Contract để trong những trường hợp không may xảy ra thì hợp đồng vẫn có hiệu lực trước pháp luật.
Phần điều khoản và điều kiện
Phần điều khoản và điều kiện của sales contract bao gồm:
+ Thương phẩm phải có đầy đủ tên hàng hoá, số lượng sản phẩm đặt hàng, chất lượng sản phẩm, bao bì.
+ Các điều khoản chính của hợp đồng Sales Contract như giá thành sản phẩm, giá cơ sở, trả tiền hàng, thanh toán, chứng từ thanh toán.
+ Các điều khoản về vận tải như điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, địa điểm nhận hàng cũng cần được đề cập.
+ Các điều khoản về pháp lý như luật được áp dụng trong hợp đồng cho các trường hợp khiếu nại về hợp đồng, các trường hợp bất khả kháng.
+ Có chữ ký đồng ý xác nhận nội dung hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận để làm chứng cứ và có hiệu lực pháp luật.
Lợi ích của việc sử dụng sales contract
Sử dụng hợp đồng mua bán có lợi ích rất lớn và rất có giá trị đối với từng cá nhân, đặc biệt là phần lớn các doanh nghiệp nói chung.
Đối với hợp đồng mua bán, các điều khoản, quyền và nghĩa vụ của hai bên chịu trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng được làm rõ. Bản chất của hợp đồng mua bán ảnh hưởng đến hậu quả kinh tế của tổ chức trong trường hợp tổ chức vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.
Có thể thấy, hợp đồng mua bán là một trong những hợp đồng quan trọng có tác dụng bổ sung tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với bất kỳ cam kết hoặc giao dịch lớn nào ở bất kỳ quy mô nào. Bạn nên thường xuyên cập nhật những tin tức trên thị trường để nắm được những ràng buộc pháp lý mới được bổ sung nhé.
Hướng dẫn cách viết một sales contract đúng chuẩn
Phần mở đầu: Phần này phải bao gồm các thông tin sau: tiêu đề hợp đồng, số và ký hiệu của bản hợp đồng, số và ký hiệu hợp đồng, tên đơn vị và địa chỉ viết hợp đồng. Ngoài ra, bạn có thể thêm số tài khoản và người đại diện ký kết hợp đồng
Tiếp theo là nội dung: Có thể liệt kê nhiều chi tiết trong phần này, nhưng phải bao gồm những nội dung sau – mô tả về hàng hóa, mô tả chất lượng hàng hóa, số lượng và trọng lượng được tính toán, thời gian và địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, quyền và trách nhiệm của các bên phải chịu khi các nguyên tắc của hợp đồng mua bán bị vi phạm trước ngày gia hạn.
Phần kết: Có thể được bao gồm những thông tin như hợp đồng này được lập ra bao nhiêu bản, ngôn ngữ gì và đặc biệt bắt buộc phải có chữ ký của đôi bên thỏa thuận.
Một số mẫu sales contract thường thấy trên thị trường
Tổng kết
Hy vọng thông qua bài viết trên đã có thể giúp bạn hiểu hơn về sales contract như khái niệm sales contract là gì, những nội dung có trong sales contract cũng như những thông tin liên quan. Tiếp tục theo dõi trang web vietphil247.vn để đọc thêm những bài viết bổ ích khác nhé. Nếu quan tâm đến dịch vụ vận chuyển quốc tế, hãy liên hệ ngay Vietphil247. Chúc các bạn thành công!